Thích Nhật Từ
I. Ý nghĩa của chữ “Kinh”:
Chắc có người sẽ cho rằng đặt vấn đề “Kinh là gì?” là một việc làm không cần thiết nếu không muốn nói là ngớ ngẩn. Nhưng thật sự thì vấn đề có cần thiết hay không? Điều này chỉ có thể trả lời trọn vẹn khi chúng ta tường lãm về nội dung của chữ Kinh trong Phật giáo.
Chúng ta biết, ngày đức Phật còn ở đời, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa bằng hình thức truyền khẩu, từ thế hệ này sang thế hệ khác, rồi về sau mới được ghi chép lại thành dạng văn bản. Bài viết này không nhằm nghiên cứu ý nghĩa chữ Kinh từ góc độ lịch sử trong suốt quá trình hình thành ba kho tàng Kinh điển, mà chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu ý nghĩa từ nguyên của chữ Kinh trong Phật giáo.
Các nhà Phật học Trung Quốc truyền thống cho rằng kinh là “khế hợp”. Khế ở đây bao gồm hai phạm trù khế lý và khế cơ. Khế lý là nội dung ý nghĩa của những lời giảng dạy phải được đặt trên con đường trung đạo, không thiên lệch vào sự chấp mắc nào. Khế cơ là sự thể hợp với từng căn cơ đối tượng. Khế lý và khế cơ có giá trị xuyên suốt thời gian và không gian. Theo nghĩa này, Kinh là chân lý siêu tuyệt của các chân lý mặc ước và công ước.
Tác giả của Luận Phật Địa còn đi xa hơn, khi giải thích:”Khế là phù hợp với tinh thần giáo lý mầu nhiệm của các đức Phật trong ba thời, đồng thời còn đáp ứng một cách sát sao với sự lãnh hội của đương cơ tiếp nhận giáo pháp ấy”. Theo đó, sự khế lý mà thiếu khế cơ hay khế cơ mà không có khế lý thì chẳng được gọi là Kinh.
Các nhà chú sớ Kinh điển của Trung Quốc không dừng lại tại đó, còn đi sâu vào việc khai thác sự đa dạng về ý nghĩa của Kinh. Theo họ, Kinh gồm có năm nghĩa: (1) pháp bổn nghĩa, (2) vi phát nghĩa, (3) dũng tuyền nghĩa, (4) thằng mặc nghĩa, (5) kết man nghĩa. Một số nhà chú sớ Kinh điển định nghĩa chữ Kinh với năm nghĩa hơi khác với năm nghĩa trên: (1) xuất sanh, (2) hiển thị, (3) tuyền dũng, (4) thằng mặc, (5) kết man. Các cách định nghĩa chữ Kinh như vừa nêu xem có phần phong phú, đa dạng, nhưng thật chất đã đi vượt quá ý nghĩa từ nguyên của chữ “Kinh” trong Phật giáo.
Trong đạo Phật, ý nghĩa chữ Kinh ban đầu rất đơn giản. Kinh trong tiếng Sanskrit viết là Sùtra, và trong tiếng Pali viết là Sutta, chỉ có nghĩa đen là sợi dây hay những lời giảng dạy của đức Phật về đạo đức, chân lý và giải thoát. Nó liên hệ đến sự nghe, nghe những lời dạy của đức Phật. Nói cách khác, Kinh là những lời dạy của Phật hay các vị Thánh đệ tử của Phật được thể hiện dưới dạng hình thức của một bài pháp thoại. Trong ý nghĩa rộng hơn, chữ Kinh còn ám chỉ cho: (1) các thể loại văn học Phật giáo, (2) ba kho tàng văn học Phật giáo thường được biết đến qua thuật ngữ “tam tạng” (Sanskrit: tripi.taka, Pali: tipi.taka). Trong một số ngữ cảnh nhất định, Kinh được ám chỉ cho phần pháp thoại (sutta) hay Kinh tạng (sutta pi.taka), một trong ba kho tàng văn học Phật giáo. Nói đúng hơn, nó bao gồm những lời dạy của chánh pháp, những phương thức hành trì hay các pháp môn được đức Phật và các vị Thánh đệ tử của Ngài giảng dạy, dù được biểu thị dưới dạng ngôn ngữ truyền miệng hay văn tự.
Các vị Thánh đệ tử đầu tiên của đức Phật là nhóm năm anh em Kiều Trần Như, mười vị đệ tử lớn và 1250 vị Tỳ-kheo đều có nhiều cuộc đối đáp về đạo lý và con đường tu tập với các người theo Bà-la-môn giáo và các tôn giáo tín ngưỡng bấy giờ. Các đối thoại mang tính cách xiển dương và truyền bá đạo pháp như vậy được xem là các pháp thoại, có giá trị tương đương với lời Phật dạy trong nhiều trường hợp cụ thể. Nên các pháp thoại đó cũng được xem là Kinh, tức một dạng khác của lời Phật dạy.
Như vậy khái niệm “Kinh” chỉ chung cho các lời dạy đạo lý hoặc là các pháp thoại mang tính đối thoại của đức Phật với chúng đệ tử hoặc người khác, hoặc các pháp thoại của các vị Thánh tăng đối với nhau hay đối với người ngoại đạo. Ý nghĩa ban đầu của Kinh chỉ đơn giản có thế, dù dưới dạng truyền khẩu hay được biên tập thành văn bản.
Theo đó, chúng ta thấy ý nghĩa của chữ Kinh chỉ là một khái niệm bao quát, chỉ chung các lời dạy của Phật về đạo đức và con đường tu tập (dhamma) và những phép tắc quy định đời sống của cộng đồng tu sĩ sống dưới sự bảo hộ và hướng dẫn của Phật (vinaya). Nó hoàn toàn không mang các ý nghĩa như “pháp bổn”, “vi phát”, “dũng tuyền”, “kết man”, “xuất sanh”, “hiển thị” hay ý nghĩa “khế lý, khế cơ” như các nhà sớ giải Trung Quốc đã áp đặt. Nói như vậy không có nghĩa phủ định tính chất khế lý và khế cơ trong lời Phật dạy mà chỉ nhằm xác định rằng bản chất Kinh điển vốn không có khế lý và khế cơ. Chỉ có con người ứng dụng Kinh, giảng dạy Kinh có khế lý và khế cơ hay không mà thôi. Nói cách khác tính khế lý và khế cơ tùy thuộc rất nhiều vào vị pháp sư qua sự trình bày pháp thoại đến với quần chúng thính giả hơn là bản thân của pháp thoại đó được biểu hiện dưới hình thức lời nói hay văn tự. Văn tự hay ngôn ngữ có giới hạn, không thể làm chức năng xứng hợp như chính con người của đức Phật và các vị Thánh đệ tử của Ngài. Văn tự Kinh điển dù là hình thức ghi chép các Phật ngôn, nhưng không vì thế mà tự chúng có tính chất khế lý hay khế cơ. Ý nghĩa thâm sâu của Kinh nếu không được vị pháp sư trình bày một cách sáng sủa, chính xác và hợp đối tượng thì người nghe có thể dẫn đến các tình trạng ngộ nhận, thối thất đạo tâm và như vậy là mất hết khế lý và khế cơ. Điều này chứng tỏ rằng tự bản thân Kinh điển không có tính chất khế lý hay khế cơ. Tính chất khế lý và khế cơ tùy thuộc rất nhiều vào người giảng đạo và người nghe. Thuyết giảng pháp thoại mà không nắm bắt được đối tượng nghe pháp sẽ có thể dẫn đến tình trạng suy thối đức tin chánh pháp ở người nghe. Ngược lại thuyết pháp phù hợp đối tượng, làm cho đối tượng thấm nhuần lợi ích và an lạc thì sự thuyết pháp đó đã thành tựu ý nghĩa khế lý và khế cơ rồi. Như vậy lợi ích hay tác hại của một buổi pháp thoại đối với người nghe tùy thuộc rất nhiều vào phương tiện giảng dạy và phong cách trình bày của vị pháp sư, chứ không phải là bản thân của Kinh điển văn tự.
Do đó tất cả các ý nghĩa gán vào Kinh thế này thế nọ chỉ là cách thể hiện một sự hảo tâm của một cố gắng áp đặt, hơn là thể hiện đúng đắn nghĩa lý của chữ Kinh. Trên ý nghĩa này, các chú sớ và giải thích ý nghĩa chữ Kinh theo phong cách của các nhà Phật học Trung Quốc như nêu ở trên là một việc làm xem ra không cần thiết, nếu không muốn nói là có thể dẫn đến các lạc dẫn về ý nghĩa từ nguyên của nó, phát sanh ra sự sai lầm trong ứng dụng.
Kinh là một thuật ngữ Phật học nhưng thuật ngữ này không phải là sản phẩm đầu tiên của đạo Phật. Các tôn giáo Ấn Độ và trên thế giới đều gọi những lời dạy của đấng giáo chủ của họ là Kinh, như Kinh điển Veda, Kinh Upanisad, Kinh thánh (Do thái giáo, Tân ước, Cựu ước). Ngày nay, kinh điển còn được dùng với ý nghĩa là các sách vở chỉ nam về một học thuyết hay chủ nghĩa, chẳng hạn như kinh điển Mác-Lênin, kinh điển Tư bản… Thậm chí người Ấn Độ cổ và hiện đại còn lạm dụng khi gọi quyển sách hướng dẫn về nghệ thuật làm tình là kinh, kinh tình dục (Kàma Sùtra). Do đó, không nên áp đặt ý nghĩa khế lý khế cơ lên chữ Kinh.
Chữ Kinh trong Phật giáo được dùng để chỉ cho lời Phật dạy dưới hình thức văn tự hay truyền khẩu, có giá trị hướng thượng, phát triển đạo đức, thiền định và trí tuệ. Nó vượt lên trên các kinh sách của tôn giáo, học thuyết khác ở chổ các kinh sách này chỉ chú trọng nhiều đến phương diện kiến thức mà không đặt nặng về phần thực hành.
II. Ý nghĩa của tụng Kinh:
Có nhiều Phật tử khi được hỏi:“Tại sao anh / chị / ông / bà tụng kinh?”. Liền trả lời không ngần ngại rằng:“Vì tụng kinh có nhiều phước báo, nên chúng tôi tụng”. Đối với nhiều Phật tử, tụng Kinh là con đường gặt hái phước báo cho bản thân, người thân quyến và gia đình mình. Nhiều người khác thì cho rằng tụng Kinh để được các đức Phật và Bồ-tát phù hộ cho tai qua nạn khỏi, mua may bán đắc, làm ăn phát tài, cửa nhà thịnh vượng. Nói chung tụng Kinh để mang lại phước, lộc và thọ cho mình và gia đình mình. Mặc dù không phản ánh đúng ý nghĩa và mục đích của sự tụng Kinh trong Phật giáo nhưng những câu trả lời như vậy đã trở thành nếp nghĩ của nhiều Phật tử.
1. Như đã trình bày ở phần trên, Kinh là lời Phật dạy về đạo đức, phương thức tu tập, cải hóa thân tâm, đem lại hạnh phúc cho mình và người ở đời này và đời sau, do đó, sự tụng Kinh có ý nghĩa đạo đức rất lớn. Tụng Kinh trước nhất và quan trọng hơn hết là để “hiểu chính xác lời Phật dạy, ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày, đem lại lợi lạc cho bản thân và tha nhân”. Tụng Kinh là dịp tốt nhất để chúng ta có thể học hỏi, tư duy về lời Phật dạy rồi áp dụng chúng vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Chính sự áp dụng lời Phật dạy, sau quá trình tư duy và thể nghiệm, giúp chúng ta gặt hái những điều chúng ta mong muốn trong cuộc sống, như sự an lạc và hạnh phúc. Bản thân của sự tụng Kinh vốn không có phước báo nào cả, nếu người đọc tụng không chịu chú tâm vào lời Kinh để tìm ra ý đạo ẩn chứa trong đó. Các hình thức và thói quen tụng Kinh như một cái máy lập, rõ ràng không mang lại kết quả thực tiễn nào, trái lại còn làm mất thời giờ, công sức mà không có ích lợi gì cả.
Kinh điển của Phật là tấm bản đồ, là kim chỉ nam hướng dẫn chúng ta sống đời chân chánh, để gặt hái kết quả hạnh phúc ở đời này và đời sau. Đọc tấm bản đồ để biết được con đường, để đi đúng đường, để đến đúng đích. Con đường đó là con đường Thánh gồm tám yếu tố: quan điểm chân chánh, tư duy chân chánh, lời nói chân chánh, hành vi chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, nỗ lực chân chánh, chánh niệm và thiền định chân chánh. Đây là con đường mà ba đời chư Phật đã đi qua, diệt trừ tận gốc rễ của khổ đau, đạt được an lạc và giải thoát. Người Phật tử cần phải siêng năng nhớ nghĩ, ứng dụng con đường trung đạo đó để tự cứu độ chính mình, thông qua sự hướng đạo của Phật trong Kinh điển. Nói cách khác, tụng Kinh là cách học hỏi chánh pháp của Phật để ứng dụng chánh pháp vào đời sống, đem lại an lạc và hạnh phúc cho tự thân.
2. Tụng Kinh trong Phật giáo còn là một dịp tốt giúp chúng ta trau dồi và phát triển ba nghiệp trong sạch và an tịnh. Trong giờ phút tụng Kinh, nhờ sự chú tâm chuyên nhất vào lời Kinh, tâm ý của chúng ta chấm dứt sự bám víu vào các duyên thế sự. Tâm ý của chúng ta nhờ đó trở nên thanh tịnh và thuần khiết. Tâm của chúng ta xa lìa các tâm lý tham lam, sân hận, si mê và các tâm lý âm tính khác có hại cho tâm tư, tình cảm, nhân cách và đạo đức của bản thân. Trong tư thế ngồi bất động để tụng Kinh, thân thể chúng ta đang từng bước trở nên an tịnh, thuần khiết, nhờ đó chúng ta tránh được tất cả các hành vi xấu ác của thân như giết chóc, trộm cướp, quan hệ tình dục bất chánh. Ngoài ra, do miệng đọc tụng lời Kinh, các lời nói mang tính chất sai sự thật, ác độc, thêm bớt và nói lời vô nghĩa không có cơ hội để phát triển. Khi đọc Kinh thì miệng của chúng ta xướng lên những lời lẽ đạo đức, trí tuệ, nhờ đó chúng ta có cơ hội vun trồng các hạt giống thiện. Như vậy, trong hành động tụng Kinh, chúng ta xa lìa được mười nghiệp ác, ba của ý, ba của thân và bốn của lời. Nói cách khác, trong khi tụng Kinh chúng ta đã huấn luyện ba nghiệp của mình về con đường lương thiện và đạo đức. Sự huấn luyện đó giúp chúng ta xa lìa các nghiệp ác, huân tập các điều thiện. Sự tụng Kinh do đó đã trở thành một sự tu tập thân, khẩu và ý trong đạo Phật.
Nói chung, mục đích tụng Kinh trong đạo Phật không phải để trả bài hay tính công với Phật, mà là nhằm tìm hiểu chính xác lời Phật dạy, rồi ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Tụng Kinh không phải để cầu nguyện Phật và Bồ-tát gia hộ cho mình, gia đình và thân quyến tai qua nạn khỏi, thăng quan tiến chức, làm ăn thịnh vượng, tuổi thọ tăng trưởng, sở nguyện tùy tâm, kiết tường như ý. Tụng Kinh cũng không phải là sự mua bán hay trao đổi về sức khỏe, tài sản, giàu sang và phước báo. Tụng Kinh để trau dồi ba nghiệp thanh tịnh, phát triển các hạnh lành, sống đời đạo đức, vô ngã và vị tha, để mình và người được an lạc và hạnh phúc. Muốn được vậy, khi tụng Kinh, người Phật tử phải chí thành, hướng tâm về nội dung Kinh, ghi khắc sâu chân lý Phật dạy, ứng dụng vào từng trường hợp cụ thể của cuộc sống, để khắc phục đau khổ, nhổ sạch gốc rễ của khổ đau là tham lam, sân hận, si mê. Tụng Kinh như vậy là một sự tu tập: bỏ ác làm lành, một sự an tịnh ba nghiệp, phát triển các đức tính tốt trong mỗi chúng ta. Tụng Kinh có nhiều lợi ích như thế cho nên người Phật tử phải chuyên cần tụng niệm lời Phật dạy.
III. Cách thức tụng Kinh:
Cách thức tụng Kinh trong Phật giáo có phần khác nhau tùy theo từng truyền thống. Trong Phật giáo nguyên thủy, sự tụng Kinh chỉ đơn thuần là sự trùng tuyên lại lời Phật dạy, để nhớ lời Ngài dạy sâu hơn và để ứng dụng vào cuộc sống khi có cơ duyên thích hợp. Trong Phật giáo Bắc tông, tụng Kinh đã trở thành một nghi thức và nghi lễ hẳn hoi, với sự hỗ trợ của các pháp khí và nhạc cụ, như chuông, mõ, trống, kiểng, khánh,… Sự tụng Kinh ở nhiều nơi đã trở thành một lễ nhạc có âm điệu trầm bổng, du dương, gây nhiều cảm hứng tốt ở người nghe.
Dù bạn theo truyền thống nào đi nữa, điểm quan trọng mà bạn phải chú ý là tụng Kinh để hiểu và ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống. Do đó, trong khi tụng niệm, bạn đừng để cho kỹ thuật tán tụng trở thành cái chánh yếu của khóa lễ, mặc dù kỹ thuật này có thể giúp cho người tụng lẫn người nghe dễ lắng tâm và phát khởi niềm tin. Nội dung và ý tưởng của Kinh là phần “cốt lõi nhất” mà ta cần phải chú tâm thật sâu thì mới có thể lãnh hội hoàn toàn. Do đó, chỉ chú trọng đến “kỹ thuật tụng hay” mà không nắm bắt được ý Kinh thì việc tụng Kinh có thể trở nên vô ích và mất thời giờ. Người tụng phải chú tâm hoàn toàn vào nghĩa lý của Kinh, tư duy và liên tưởng về nghĩa lý đó, để hiểu rõ lời dạy của Đức Phật (Tụng kinh giả minh Phật chi lý) rồi ứng dụng sự hiểu biết đó vào cuộc sống hằng ngày. Chính sự ứng dụng lời Kinh vào cuộc sống mới thật sự đem lại phước báo, an lạc và giải thoát cho chúng ta. Do đó, ta không nên chỉ tụng niệm bằng miệng mà còn phải tụng niệm bằng tâm. Tụng niệm bằng tâm thì ta mới tránh được thái độ tụng niệm như để trả bài cho Phật hay như một cái máy lặp, chỉ phát ra âm thanh về chánh pháp nhưng không phát khởi được niềm tin chân chánh cũng như sự hiểu biết và thái độ quyết chí hành trì chánh pháp ấy. Tụng niệm bằng tâm thì ngay khi tụng niệm, chúng ta đang an trú trong từng giây phút của trạng thái định và đây là nền tảng để trí tuệ vô lậu, giải thoát phát sanh. Như vậy, trong một hành vi tụng niệm bằng tâm, ba trạng thái giới định huệ đã có thể hội đủ nhờ vào thái độ chuyên chú để tìm ra lý đạo.
* * * * *
Nói tóm lại tụng Kinh không phải là dịp để cầu phước mà là cơ hội để trau dồi ba nghiệp cho thanh tịnh, an lạc. Tụng Kinh không phải là buổi cầu nguyện, van xin mà là lúc chúng ta nên chuyên chú, lắng tâm, tư duy về lời Phật dạy, để ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Tụng Kinh còn là cách học hỏi chánh pháp, phát khởi niềm tin chân chánh về lời Phật dạy. Tụng Kinh để gieo rắc các hạt giống từ bi, trí tuệ vào trong tâm khảm, để gặt hái hoa trái của an lạc và hạnh phúc ở hiện tại và tương lai, cho mình và cho người.
Tụng Kinh mang nhiều ý nghĩa đạo đức tích cực như thế, phàm làm đệ tử Phật phải nên siêng năng đọc tụng Kinh điển để thông điệp từ bi và trí tuệ của đức Phật tỏa sáng sự sống của chúng ta và tất cả chúng sanh.
I. Ý nghĩa của chữ “Kinh”:
Chắc có người sẽ cho rằng đặt vấn đề “Kinh là gì?” là một việc làm không cần thiết nếu không muốn nói là ngớ ngẩn. Nhưng thật sự thì vấn đề có cần thiết hay không? Điều này chỉ có thể trả lời trọn vẹn khi chúng ta tường lãm về nội dung của chữ Kinh trong Phật giáo.
Chúng ta biết, ngày đức Phật còn ở đời, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa bằng hình thức truyền khẩu, từ thế hệ này sang thế hệ khác, rồi về sau mới được ghi chép lại thành dạng văn bản. Bài viết này không nhằm nghiên cứu ý nghĩa chữ Kinh từ góc độ lịch sử trong suốt quá trình hình thành ba kho tàng Kinh điển, mà chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu ý nghĩa từ nguyên của chữ Kinh trong Phật giáo.
Các nhà Phật học Trung Quốc truyền thống cho rằng kinh là “khế hợp”. Khế ở đây bao gồm hai phạm trù khế lý và khế cơ. Khế lý là nội dung ý nghĩa của những lời giảng dạy phải được đặt trên con đường trung đạo, không thiên lệch vào sự chấp mắc nào. Khế cơ là sự thể hợp với từng căn cơ đối tượng. Khế lý và khế cơ có giá trị xuyên suốt thời gian và không gian. Theo nghĩa này, Kinh là chân lý siêu tuyệt của các chân lý mặc ước và công ước.
Tác giả của Luận Phật Địa còn đi xa hơn, khi giải thích:”Khế là phù hợp với tinh thần giáo lý mầu nhiệm của các đức Phật trong ba thời, đồng thời còn đáp ứng một cách sát sao với sự lãnh hội của đương cơ tiếp nhận giáo pháp ấy”. Theo đó, sự khế lý mà thiếu khế cơ hay khế cơ mà không có khế lý thì chẳng được gọi là Kinh.
Các nhà chú sớ Kinh điển của Trung Quốc không dừng lại tại đó, còn đi sâu vào việc khai thác sự đa dạng về ý nghĩa của Kinh. Theo họ, Kinh gồm có năm nghĩa: (1) pháp bổn nghĩa, (2) vi phát nghĩa, (3) dũng tuyền nghĩa, (4) thằng mặc nghĩa, (5) kết man nghĩa. Một số nhà chú sớ Kinh điển định nghĩa chữ Kinh với năm nghĩa hơi khác với năm nghĩa trên: (1) xuất sanh, (2) hiển thị, (3) tuyền dũng, (4) thằng mặc, (5) kết man. Các cách định nghĩa chữ Kinh như vừa nêu xem có phần phong phú, đa dạng, nhưng thật chất đã đi vượt quá ý nghĩa từ nguyên của chữ “Kinh” trong Phật giáo.
Trong đạo Phật, ý nghĩa chữ Kinh ban đầu rất đơn giản. Kinh trong tiếng Sanskrit viết là Sùtra, và trong tiếng Pali viết là Sutta, chỉ có nghĩa đen là sợi dây hay những lời giảng dạy của đức Phật về đạo đức, chân lý và giải thoát. Nó liên hệ đến sự nghe, nghe những lời dạy của đức Phật. Nói cách khác, Kinh là những lời dạy của Phật hay các vị Thánh đệ tử của Phật được thể hiện dưới dạng hình thức của một bài pháp thoại. Trong ý nghĩa rộng hơn, chữ Kinh còn ám chỉ cho: (1) các thể loại văn học Phật giáo, (2) ba kho tàng văn học Phật giáo thường được biết đến qua thuật ngữ “tam tạng” (Sanskrit: tripi.taka, Pali: tipi.taka). Trong một số ngữ cảnh nhất định, Kinh được ám chỉ cho phần pháp thoại (sutta) hay Kinh tạng (sutta pi.taka), một trong ba kho tàng văn học Phật giáo. Nói đúng hơn, nó bao gồm những lời dạy của chánh pháp, những phương thức hành trì hay các pháp môn được đức Phật và các vị Thánh đệ tử của Ngài giảng dạy, dù được biểu thị dưới dạng ngôn ngữ truyền miệng hay văn tự.
Các vị Thánh đệ tử đầu tiên của đức Phật là nhóm năm anh em Kiều Trần Như, mười vị đệ tử lớn và 1250 vị Tỳ-kheo đều có nhiều cuộc đối đáp về đạo lý và con đường tu tập với các người theo Bà-la-môn giáo và các tôn giáo tín ngưỡng bấy giờ. Các đối thoại mang tính cách xiển dương và truyền bá đạo pháp như vậy được xem là các pháp thoại, có giá trị tương đương với lời Phật dạy trong nhiều trường hợp cụ thể. Nên các pháp thoại đó cũng được xem là Kinh, tức một dạng khác của lời Phật dạy.
Như vậy khái niệm “Kinh” chỉ chung cho các lời dạy đạo lý hoặc là các pháp thoại mang tính đối thoại của đức Phật với chúng đệ tử hoặc người khác, hoặc các pháp thoại của các vị Thánh tăng đối với nhau hay đối với người ngoại đạo. Ý nghĩa ban đầu của Kinh chỉ đơn giản có thế, dù dưới dạng truyền khẩu hay được biên tập thành văn bản.
Theo đó, chúng ta thấy ý nghĩa của chữ Kinh chỉ là một khái niệm bao quát, chỉ chung các lời dạy của Phật về đạo đức và con đường tu tập (dhamma) và những phép tắc quy định đời sống của cộng đồng tu sĩ sống dưới sự bảo hộ và hướng dẫn của Phật (vinaya). Nó hoàn toàn không mang các ý nghĩa như “pháp bổn”, “vi phát”, “dũng tuyền”, “kết man”, “xuất sanh”, “hiển thị” hay ý nghĩa “khế lý, khế cơ” như các nhà sớ giải Trung Quốc đã áp đặt. Nói như vậy không có nghĩa phủ định tính chất khế lý và khế cơ trong lời Phật dạy mà chỉ nhằm xác định rằng bản chất Kinh điển vốn không có khế lý và khế cơ. Chỉ có con người ứng dụng Kinh, giảng dạy Kinh có khế lý và khế cơ hay không mà thôi. Nói cách khác tính khế lý và khế cơ tùy thuộc rất nhiều vào vị pháp sư qua sự trình bày pháp thoại đến với quần chúng thính giả hơn là bản thân của pháp thoại đó được biểu hiện dưới hình thức lời nói hay văn tự. Văn tự hay ngôn ngữ có giới hạn, không thể làm chức năng xứng hợp như chính con người của đức Phật và các vị Thánh đệ tử của Ngài. Văn tự Kinh điển dù là hình thức ghi chép các Phật ngôn, nhưng không vì thế mà tự chúng có tính chất khế lý hay khế cơ. Ý nghĩa thâm sâu của Kinh nếu không được vị pháp sư trình bày một cách sáng sủa, chính xác và hợp đối tượng thì người nghe có thể dẫn đến các tình trạng ngộ nhận, thối thất đạo tâm và như vậy là mất hết khế lý và khế cơ. Điều này chứng tỏ rằng tự bản thân Kinh điển không có tính chất khế lý hay khế cơ. Tính chất khế lý và khế cơ tùy thuộc rất nhiều vào người giảng đạo và người nghe. Thuyết giảng pháp thoại mà không nắm bắt được đối tượng nghe pháp sẽ có thể dẫn đến tình trạng suy thối đức tin chánh pháp ở người nghe. Ngược lại thuyết pháp phù hợp đối tượng, làm cho đối tượng thấm nhuần lợi ích và an lạc thì sự thuyết pháp đó đã thành tựu ý nghĩa khế lý và khế cơ rồi. Như vậy lợi ích hay tác hại của một buổi pháp thoại đối với người nghe tùy thuộc rất nhiều vào phương tiện giảng dạy và phong cách trình bày của vị pháp sư, chứ không phải là bản thân của Kinh điển văn tự.
Do đó tất cả các ý nghĩa gán vào Kinh thế này thế nọ chỉ là cách thể hiện một sự hảo tâm của một cố gắng áp đặt, hơn là thể hiện đúng đắn nghĩa lý của chữ Kinh. Trên ý nghĩa này, các chú sớ và giải thích ý nghĩa chữ Kinh theo phong cách của các nhà Phật học Trung Quốc như nêu ở trên là một việc làm xem ra không cần thiết, nếu không muốn nói là có thể dẫn đến các lạc dẫn về ý nghĩa từ nguyên của nó, phát sanh ra sự sai lầm trong ứng dụng.
Kinh là một thuật ngữ Phật học nhưng thuật ngữ này không phải là sản phẩm đầu tiên của đạo Phật. Các tôn giáo Ấn Độ và trên thế giới đều gọi những lời dạy của đấng giáo chủ của họ là Kinh, như Kinh điển Veda, Kinh Upanisad, Kinh thánh (Do thái giáo, Tân ước, Cựu ước). Ngày nay, kinh điển còn được dùng với ý nghĩa là các sách vở chỉ nam về một học thuyết hay chủ nghĩa, chẳng hạn như kinh điển Mác-Lênin, kinh điển Tư bản… Thậm chí người Ấn Độ cổ và hiện đại còn lạm dụng khi gọi quyển sách hướng dẫn về nghệ thuật làm tình là kinh, kinh tình dục (Kàma Sùtra). Do đó, không nên áp đặt ý nghĩa khế lý khế cơ lên chữ Kinh.
Chữ Kinh trong Phật giáo được dùng để chỉ cho lời Phật dạy dưới hình thức văn tự hay truyền khẩu, có giá trị hướng thượng, phát triển đạo đức, thiền định và trí tuệ. Nó vượt lên trên các kinh sách của tôn giáo, học thuyết khác ở chổ các kinh sách này chỉ chú trọng nhiều đến phương diện kiến thức mà không đặt nặng về phần thực hành.
II. Ý nghĩa của tụng Kinh:
Có nhiều Phật tử khi được hỏi:“Tại sao anh / chị / ông / bà tụng kinh?”. Liền trả lời không ngần ngại rằng:“Vì tụng kinh có nhiều phước báo, nên chúng tôi tụng”. Đối với nhiều Phật tử, tụng Kinh là con đường gặt hái phước báo cho bản thân, người thân quyến và gia đình mình. Nhiều người khác thì cho rằng tụng Kinh để được các đức Phật và Bồ-tát phù hộ cho tai qua nạn khỏi, mua may bán đắc, làm ăn phát tài, cửa nhà thịnh vượng. Nói chung tụng Kinh để mang lại phước, lộc và thọ cho mình và gia đình mình. Mặc dù không phản ánh đúng ý nghĩa và mục đích của sự tụng Kinh trong Phật giáo nhưng những câu trả lời như vậy đã trở thành nếp nghĩ của nhiều Phật tử.
1. Như đã trình bày ở phần trên, Kinh là lời Phật dạy về đạo đức, phương thức tu tập, cải hóa thân tâm, đem lại hạnh phúc cho mình và người ở đời này và đời sau, do đó, sự tụng Kinh có ý nghĩa đạo đức rất lớn. Tụng Kinh trước nhất và quan trọng hơn hết là để “hiểu chính xác lời Phật dạy, ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày, đem lại lợi lạc cho bản thân và tha nhân”. Tụng Kinh là dịp tốt nhất để chúng ta có thể học hỏi, tư duy về lời Phật dạy rồi áp dụng chúng vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Chính sự áp dụng lời Phật dạy, sau quá trình tư duy và thể nghiệm, giúp chúng ta gặt hái những điều chúng ta mong muốn trong cuộc sống, như sự an lạc và hạnh phúc. Bản thân của sự tụng Kinh vốn không có phước báo nào cả, nếu người đọc tụng không chịu chú tâm vào lời Kinh để tìm ra ý đạo ẩn chứa trong đó. Các hình thức và thói quen tụng Kinh như một cái máy lập, rõ ràng không mang lại kết quả thực tiễn nào, trái lại còn làm mất thời giờ, công sức mà không có ích lợi gì cả.
Kinh điển của Phật là tấm bản đồ, là kim chỉ nam hướng dẫn chúng ta sống đời chân chánh, để gặt hái kết quả hạnh phúc ở đời này và đời sau. Đọc tấm bản đồ để biết được con đường, để đi đúng đường, để đến đúng đích. Con đường đó là con đường Thánh gồm tám yếu tố: quan điểm chân chánh, tư duy chân chánh, lời nói chân chánh, hành vi chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, nỗ lực chân chánh, chánh niệm và thiền định chân chánh. Đây là con đường mà ba đời chư Phật đã đi qua, diệt trừ tận gốc rễ của khổ đau, đạt được an lạc và giải thoát. Người Phật tử cần phải siêng năng nhớ nghĩ, ứng dụng con đường trung đạo đó để tự cứu độ chính mình, thông qua sự hướng đạo của Phật trong Kinh điển. Nói cách khác, tụng Kinh là cách học hỏi chánh pháp của Phật để ứng dụng chánh pháp vào đời sống, đem lại an lạc và hạnh phúc cho tự thân.
2. Tụng Kinh trong Phật giáo còn là một dịp tốt giúp chúng ta trau dồi và phát triển ba nghiệp trong sạch và an tịnh. Trong giờ phút tụng Kinh, nhờ sự chú tâm chuyên nhất vào lời Kinh, tâm ý của chúng ta chấm dứt sự bám víu vào các duyên thế sự. Tâm ý của chúng ta nhờ đó trở nên thanh tịnh và thuần khiết. Tâm của chúng ta xa lìa các tâm lý tham lam, sân hận, si mê và các tâm lý âm tính khác có hại cho tâm tư, tình cảm, nhân cách và đạo đức của bản thân. Trong tư thế ngồi bất động để tụng Kinh, thân thể chúng ta đang từng bước trở nên an tịnh, thuần khiết, nhờ đó chúng ta tránh được tất cả các hành vi xấu ác của thân như giết chóc, trộm cướp, quan hệ tình dục bất chánh. Ngoài ra, do miệng đọc tụng lời Kinh, các lời nói mang tính chất sai sự thật, ác độc, thêm bớt và nói lời vô nghĩa không có cơ hội để phát triển. Khi đọc Kinh thì miệng của chúng ta xướng lên những lời lẽ đạo đức, trí tuệ, nhờ đó chúng ta có cơ hội vun trồng các hạt giống thiện. Như vậy, trong hành động tụng Kinh, chúng ta xa lìa được mười nghiệp ác, ba của ý, ba của thân và bốn của lời. Nói cách khác, trong khi tụng Kinh chúng ta đã huấn luyện ba nghiệp của mình về con đường lương thiện và đạo đức. Sự huấn luyện đó giúp chúng ta xa lìa các nghiệp ác, huân tập các điều thiện. Sự tụng Kinh do đó đã trở thành một sự tu tập thân, khẩu và ý trong đạo Phật.
Nói chung, mục đích tụng Kinh trong đạo Phật không phải để trả bài hay tính công với Phật, mà là nhằm tìm hiểu chính xác lời Phật dạy, rồi ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Tụng Kinh không phải để cầu nguyện Phật và Bồ-tát gia hộ cho mình, gia đình và thân quyến tai qua nạn khỏi, thăng quan tiến chức, làm ăn thịnh vượng, tuổi thọ tăng trưởng, sở nguyện tùy tâm, kiết tường như ý. Tụng Kinh cũng không phải là sự mua bán hay trao đổi về sức khỏe, tài sản, giàu sang và phước báo. Tụng Kinh để trau dồi ba nghiệp thanh tịnh, phát triển các hạnh lành, sống đời đạo đức, vô ngã và vị tha, để mình và người được an lạc và hạnh phúc. Muốn được vậy, khi tụng Kinh, người Phật tử phải chí thành, hướng tâm về nội dung Kinh, ghi khắc sâu chân lý Phật dạy, ứng dụng vào từng trường hợp cụ thể của cuộc sống, để khắc phục đau khổ, nhổ sạch gốc rễ của khổ đau là tham lam, sân hận, si mê. Tụng Kinh như vậy là một sự tu tập: bỏ ác làm lành, một sự an tịnh ba nghiệp, phát triển các đức tính tốt trong mỗi chúng ta. Tụng Kinh có nhiều lợi ích như thế cho nên người Phật tử phải chuyên cần tụng niệm lời Phật dạy.
III. Cách thức tụng Kinh:
Cách thức tụng Kinh trong Phật giáo có phần khác nhau tùy theo từng truyền thống. Trong Phật giáo nguyên thủy, sự tụng Kinh chỉ đơn thuần là sự trùng tuyên lại lời Phật dạy, để nhớ lời Ngài dạy sâu hơn và để ứng dụng vào cuộc sống khi có cơ duyên thích hợp. Trong Phật giáo Bắc tông, tụng Kinh đã trở thành một nghi thức và nghi lễ hẳn hoi, với sự hỗ trợ của các pháp khí và nhạc cụ, như chuông, mõ, trống, kiểng, khánh,… Sự tụng Kinh ở nhiều nơi đã trở thành một lễ nhạc có âm điệu trầm bổng, du dương, gây nhiều cảm hứng tốt ở người nghe.
Dù bạn theo truyền thống nào đi nữa, điểm quan trọng mà bạn phải chú ý là tụng Kinh để hiểu và ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống. Do đó, trong khi tụng niệm, bạn đừng để cho kỹ thuật tán tụng trở thành cái chánh yếu của khóa lễ, mặc dù kỹ thuật này có thể giúp cho người tụng lẫn người nghe dễ lắng tâm và phát khởi niềm tin. Nội dung và ý tưởng của Kinh là phần “cốt lõi nhất” mà ta cần phải chú tâm thật sâu thì mới có thể lãnh hội hoàn toàn. Do đó, chỉ chú trọng đến “kỹ thuật tụng hay” mà không nắm bắt được ý Kinh thì việc tụng Kinh có thể trở nên vô ích và mất thời giờ. Người tụng phải chú tâm hoàn toàn vào nghĩa lý của Kinh, tư duy và liên tưởng về nghĩa lý đó, để hiểu rõ lời dạy của Đức Phật (Tụng kinh giả minh Phật chi lý) rồi ứng dụng sự hiểu biết đó vào cuộc sống hằng ngày. Chính sự ứng dụng lời Kinh vào cuộc sống mới thật sự đem lại phước báo, an lạc và giải thoát cho chúng ta. Do đó, ta không nên chỉ tụng niệm bằng miệng mà còn phải tụng niệm bằng tâm. Tụng niệm bằng tâm thì ta mới tránh được thái độ tụng niệm như để trả bài cho Phật hay như một cái máy lặp, chỉ phát ra âm thanh về chánh pháp nhưng không phát khởi được niềm tin chân chánh cũng như sự hiểu biết và thái độ quyết chí hành trì chánh pháp ấy. Tụng niệm bằng tâm thì ngay khi tụng niệm, chúng ta đang an trú trong từng giây phút của trạng thái định và đây là nền tảng để trí tuệ vô lậu, giải thoát phát sanh. Như vậy, trong một hành vi tụng niệm bằng tâm, ba trạng thái giới định huệ đã có thể hội đủ nhờ vào thái độ chuyên chú để tìm ra lý đạo.
* * * * *
Nói tóm lại tụng Kinh không phải là dịp để cầu phước mà là cơ hội để trau dồi ba nghiệp cho thanh tịnh, an lạc. Tụng Kinh không phải là buổi cầu nguyện, van xin mà là lúc chúng ta nên chuyên chú, lắng tâm, tư duy về lời Phật dạy, để ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Tụng Kinh còn là cách học hỏi chánh pháp, phát khởi niềm tin chân chánh về lời Phật dạy. Tụng Kinh để gieo rắc các hạt giống từ bi, trí tuệ vào trong tâm khảm, để gặt hái hoa trái của an lạc và hạnh phúc ở hiện tại và tương lai, cho mình và cho người.
Tụng Kinh mang nhiều ý nghĩa đạo đức tích cực như thế, phàm làm đệ tử Phật phải nên siêng năng đọc tụng Kinh điển để thông điệp từ bi và trí tuệ của đức Phật tỏa sáng sự sống của chúng ta và tất cả chúng sanh.